Chương trình đào tạo Ngành Việt Nam học - Chuyên ngành Hướng dẫn du lịch

01
01
'70

1. Mục tiêu đào tạo (chuẩn đầu ra)

1.1. Mục tiêu chung

Đào tạo cử nhân đại học ngành Việt Nam học - chuyên ngành Hướng dẫn du lịch có kiến thức và kỹ năng tổ chức, hướng dẫn các chương trình du lịch và tham gia vào hoạt động quản lý lữ hành tại các doanh nghiệp du lịch.

1.2. Mục tiêu cụ thể

Để tốt nghiệp đại học ngành Việt Nam học chuyên ngành Hướng dẫn du lịch, sinh viên phải đáp ứng các điều kiện sau:

* Về kiến thức:

- Có hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh; Có các kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn phù hợp với chuyên ngành được đào tạo.

- Am hiểu về các đặc điểm dân tộc, văn hoá, lịch sử, địa lý, kinh tế - xã hội, pháp luật của Việt Nam và thế giới.

- Có kiến thức nền tảng của ngành du lịch và kiến thức về tuyến điểm du lịch, tâm lý du khách, thủ tục xuất nhập cảnh và bảo hiểm du lịch, nhằm đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp và khả năng học tập, nghiên cứu ở trình độ cao hơn.

* Về kỹ năng:

- Có khả năng tổ chức, hướng dẫn các chương trình du lịch trong và ngoài nước; Biết điều phối và phát triển các dịch vụ trong chương trình du lịch phù hợp với thực tế; Nắm rõ và biết hướng dẫn du khách thực hiện đúng các quy định của pháp luật, các chính sách của địa phương trong quá trình đi du lịch.

- Có kỹ năng tổ chức các chương trình dã ngoại, sinh hoạt tập thể, sinh hoạt đội nhóm.

- Thực hiện tốt việc tiếp thị, kinh doanh trong lĩnh vực lữ hành.

- Có khả năng tổ chức, điều hành bộ phận hướng dẫn và tham gia tập huấn, đào tạo hướng dẫn tại các doanh nghiệp lữ hành và các tổ chức có liên quan.

* Về thái độ:

- Có tư tưởng chính trị và phẩm chất đạo đức tốt.

- Nắm vững và thực hiện đúng chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.

- Có đầy đủ các phẩm chất nghề nghiệp cần thiết như: tính trung thực, sự tự tin, thái độ phục vụ nhiệt tình, thân thiện, tinh thần ham học hỏi, chí tiến thủ,… nhằm góp phần xây dựng lực lượng lao động mới có phẩm chất và năng lực tốt cho ngành du lịch Việt Nam.

* Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp:

- Sinh viên sau khi ra trường có thể làm việc tại các đơn vị sau: Các doanh nghiệp lữ hành nội địa và quốc tế; Bộ phận lữ hành tại các khách sạn, khu nghỉ dưỡng, khu du lịch, khu vui chơi, giải trí; Các cơ sở đào tạo về du lịch; Các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương và địa phương; Các cơ quan nghiên cứu, quy hoạch, phát triển du lịch.

- Có khả năng tiếp tục học tập, nghiên cứu các chuyên ngành khác về lĩnh vực du lịch; Học cao học các ngành có liên quan đến lĩnh vực du lịch, văn hóa và kinh tế du lịch.

* Trình độ ngoại ngữ: Anh văn giao tiếp trình độ TOEIC 500 điểm.

* Trình độ tin học: Chứng chỉ Ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản (theo Thông tư liên tịch số 17/2016/TTLT-BGDĐT-BTTTT, ngày 21/6/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Thông tin và Truyền thông).

2. Thời gian đào tạo

Thời gian đào tạo toàn khóa học là 4 năm.

3. Khối lượng kiến thức toàn khóa

Khối lượng kiến thức toàn khóa gồm có 132 tín chỉ các học phần chuyên môn và 13 tín chỉ cho: Giáo dục quốc phòng (8 tín chỉ) và Giáo dục thể chất (5 tín chỉ).

3.1. Kiến thức giáo dục đại cương: 40 tín chỉ + Giáo dục quốc phòng (8 tín chỉ) + Giáo dục thể chất (5 tín chỉ)

3.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp:                                92 tín chỉ

- Kiến thức cơ sở ngành:

17 tín chỉ

- Kiến thức ngành:

27 tín chỉ

- Kiến thức chuyên ngành:

34 tín chỉ

- Thực tập tại doanh nghiệp (giữa khóa 2 tín chỉ, cuối khóa 4 tín chỉ):                                          

06 tín chỉ

- Khóa luận tốt nghiệp hoặc học tập tương đương:     

08 tín chỉ

4. Đối tượng tuyển sinh và điều kiện nhập học

4.1. Đối tượng tuyển sinh:

Theo qui chế tuyển sinh hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Đề án tuyển sinh của Trường Đại học Văn hóa Tp. Hồ Chí Minh.

4.2. Điều kiện nhập học:

Theo qui chế tuyển sinh hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

5. Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp

5.1. Qui trình đào tạo:

Thực hiện theo các qui định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của Trường Đại học Văn hóa Tp. Hồ Chí Minh về đào tạo theo học chế tín chỉ.

5.2. Điều kiện tốt nghiệp:

- Sinh viên tích lũy đủ 132 tín chỉ theo qui định (Những sinh viên không làm khóa luận tốt nghiệp phải lựa chọn học thêm 8 tín chỉ các học phần thay thế).

- Có chứng chỉ ngoại ngữ Tiếng Anh TOEIC 500 (Sinh viên tự học và nộp chứng chỉ).

  - Có Chứng chỉ Ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản (theo Thông tư liên tịch số 17/2016/TTLT-BGDĐT-BTTTT, ngày 21/6/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Thông tin và Truyền thông).

 

- Có chứng chỉ Giáo dục Thể chất, Giáo dục Quốc phòng và các chứng chỉ khác theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của Trường Đại học Văn hóa TP. HCM.

6. Thang điểm: Theo “Qui chế đào tạo Đại học và Cao đẳng hệ chính qui theo hệ thống tín chỉ” (Ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 15/8/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).

7. Nội dung chương trình:

7.1. Kiến thức giáo dục đại cương:

7.1.1. Lý luận chính trị:

 

STT

học phần

Tên học phần

Tín chỉ

  1.  

DDC01

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin 1

2

  1.  

DDC02

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin 2

3

  1.  

DDC03

Tư tưởng Hồ Chí Minh

2

  1.  

DDC04

Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

3

7.1.2. Các môn Khoa học Xã hội:

 

STT


học phần

Tên học phần

Tín chỉ

  1.  

DDC05

Pháp luật Việt Nam đại cương

2

  1.  

DVH22

Đường lối văn hóa văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam

2

  1.  

DDC13

Phương pháp nghiên cứu khoa học

2

  1.  

DDC15

Lịch sử tư tưởng Phương Đông và Việt Nam

2

 

7.1.3. Các môn Khoa học Nhân văn – Nghệ thuật:

- Bắt buộc:

STT

học phần

Tên học phần

Tín chỉ

  1.  

DDC06

Logic học đại cương

2

  1.  

DDC07

Tâm lý học

3

  1.  

DDC08

Xã hội học đại cương

2

  1.  

DDC09

Mỹ học đại cương

2

  1.  

DDC10

Lịch sử văn minh thế giới

3

  1.  

DVH23

Cơ sở văn hóa Việt Nam

2

  1.  

DDC14

Dân tộc học đại cương

2

  1.  

DVH01

Văn hóa học đại cương

2

 

- Tự chọn (chọn 2/6 tín chỉ):

STT

học phần

Tên học phần

Tín chỉ

1.

DDC21

Thống kê cho khoa học xã hội

2

2.

DDC23

Đại cương khoa học quản lý

2

3.

DDC29

Các loại hình nghệ thuật truyền thống Việt Na

2

 

7.1.4. Ngoại ngữ (nộp chứng chỉ):

STT

Tên học phần

 

1

Chứng chỉ TOEIC ≥ 500: sinh viên tự học và nộp chứng chỉ vào cuối khóa học (để xét tốt nghiệp khóa học).

 

 

7.1.5. Toán  -  Tin học  - Khoa học Tự nhiên - Công nghệ - Môi trường:

 

STT

học phần

Tên học phần

Tín chỉ

1

DDC30

Môi trường và con người

2

2

Đạt chuẩn kỹ năng Tin học ứng dụng theo chương trình Bộ GD&ĐT qui định (Sinh viên tự học và nộp chứng chỉ)

 

 

7.1.6. Giáo dục thể chất (Chứng chỉ):

 

STT

học phần

Tên học phần

Tín chỉ

 

.

DDC35

Giáo dục thể chất phần 1

2

2.

DDC36

Giáo dục thể chất phần 2

2

3.

DDC37

Giáo dục thể chất phần 3

1

 

 

7.1.7. Giáo dục Quốc phòng (Chứng chỉ)

 

STT

học phần

Tên học phần

Tín chỉ

1.

DDC38

Giáo dục quốc phòng

8

 

7.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

 

7.2.1. Kiến thức Cơ sở ngành (17 tín chỉ):

- Bắt buộc:

STT

học phần

Tên học phần

Tín chỉ

  1.  

DVN01

Nhập môn khu vực học

2

  1.  

DVN02

Tổng quan du lịch

3

  1.  

DVN03

Văn hóa du lịch

2

  1.  

DVN04

Giao tiếp du lịch

2

  1.  

DVV03

Tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam

2

  1.  

DVN06

Dẫn luận ngôn ngữ học

2

  1.  

DVN07

Kiến trúc và mỹ thuật truyền thống Việt Nam

2

  1.  

DBT42

Lễ hội truyền thống Việt Nam

2

 

- Tự chọn : không

7.2.2. Kiến thức ngành (27 tín chỉ):

- Bắt buộc:

STT

học phần

Tên học phần

Tín chỉ

  1.  

DVN09

Các dân tộc ở Việt Nam

2

  1.  

DVN10

Kinh tế Việt Nam

2

  1.  

DVN11

Kinh tế du lịch

2

  1.  

DDC40

Lịch sử Việt Nam

4

  1.  

DVN13

Địa lý du lịch Việt Nam

4

  1.  

DVN14

Văn học dân gian Việt Nam

3

  1.  

DVN15

Du lịch sinh thái

2

  1.  

DVN16

Marketing du lịch

2

  1.  

DVN17

Pháp luật du lịch

2

  1.  

DVN18

Di tích lịch sử - văn hóa và danh thắng Việt Nam

2

  1.  

DVN19

Tổng quan khách sạn – nhà hàng

2

 

- Tự chọn : không

 

7.2.3. Kiến thức chuyên ngành (34 tín chỉ):

- Bắt buộc: 28 tín chỉ

STT

học phần

Tên học phần

Tín chỉ

  1.  

DVN20

Nghiệp vụ lữ hành

2

  1.  

DVN21

Tuyến điểm du lịch

3

  1.  

DVN22

Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch 1

3

  1.  

DVN23

Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch 2

3

  1.  

DVN24

Nghệ thuật thuyết trình

2

  1.  

DVN25

Kỹ năng tổ chức sinh hoạt tập thể

3

  1.  

DVN26

Thủ tục xuất nhập cảnh và bảo hiểm du lịch

2

  1.  

DVN27

Tiếng Anh chuyên ngành – Phần 1

3

  1.  

DVN28

Tiếng Anh chuyên ngành – Phần 2

3

  1.  

DVN29

Thực tế 1 (Tuyến TP. HCM – ĐBSCL)

1

  1.  

DVN30

Thực tế 2 (Tuyến TP.HCM – Tây Nguyên)

1

  1.  

DVN31

Thực tế 3 (Tuyến Xuyên Việt)

2

 

- Tự chọn: 6/10 tín chỉ

 

 

STT

học phần

Tên học phần

Tín chỉ

  1.  

DVN32

Thiết kế và tổ chức sự kiện trong du lịch

2

  1.  

DVN33

Bản đồ du lịch

2

  1.  

DVN34

Các loại hình dịch vụ bổ sung trong du lịch

2

  1.  

DVN35

Lễ tân du lịch

2

  1.  

DVN36

Tin học ứng dụng trong du lịch

2

 

7.2.4.  Các học phần thay thế Khóa luận (chọn 8/12 tín chỉ)

 

1.

DVN37

Y tế du lịch

2

2.

DVN38

Quy hoạch du lịch

2

3.

DVN39

Du lịch MICE

2

4.

DVV11

Văn hóa ẩm thực

2

5.

DVN41

Phát triển du lịch bền vững

2

6.

DVN42

Địa lý du lịch thế giới

2

 

7.2.5. Thực tập và làm khóa luận tốt nghiệp:

STT

Tên học phần

Tín chỉ

1.

Thực tập: Giữa khóa - 4 tuần (2TC); Cuối khóa - 08 tuần (4TC)

6

2.

Làm khóa luận tốt nghiệp

8

 

 

Từ khóa:

Sự kiện

VIDEO CLIP

Mạng xã hội